• :
  • :
TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN YÊN KHÁNH TRAO YÊU THƯƠNG - TRỌN NIỀM TIN
Đóng lại
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THÔNG TIN THUỐC FAMOSTER INJECTION 10 MG/ML

FAMOSTER INJECTION 10 MG/ML

Nhóm thuốc: Thuốc đường tiêu hóa.

Dạng bào chế: Dung dịch tiêm.

Đóng gói:Hộp 10 ống x 2ml.

Sản xuất tại: TA FONG PHARMACEUTICAL CO.,LTD

1/ Thành phần:

  • Famotidin.....................20mg
  • Tá dược vđ.

2/ Chỉ định:

  • Famotidine được chỉ định đối với những bệnh nhân nhập viện có tình trạng tăng tiết acid bệnh lý, hoặc vết loét khó chữa( vết loét khó chữa là vết loét không thể chữa khỏi hoàn toàn sau 8 đến 12 tuần, mặc dù đã được điều trị thích hợp bằng thuốc kháng loét hiện đại phù hợp với từng bệnh nhân), hoặc được chỉ định thay thế cho các dạng bào chế dùng đường uống để sử dụng ngắn hạn ở những bệnh nhân loét dạ dày mà không thể uống thuốc .

3/ Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc

4/ Liều dùng-cách dùng:

  • Liều khuyến cáo với đường tĩnh mạch là 20mg mỗi 12 giờ. Có thể tiêm tĩnh mạch chậm trong it nhất 2 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong khoảng 15 đến 30 phút, có thể lặp lại mỗi 12 giờ.
  • Trẻ em nhập viện từ 1 đến 16 tuổi: với tình trạng loét dạ dày hay tá tràng khó chữa hoặc không thể uống được, famotidin có thể tiêm/truyền tĩnh mạch với liều 0,25mg/kg( tiêm trong thời gian ít nhất là 2 phút hoặc truyền tĩnh mạch trong khoảng 15 phút) mỗi 12 giờ, tổng liều hàng ngày lên tới 40mg.
  • Bệnh nhân suy thận: độ thanh thải creatinin < 10ml/phút: giảm liều đi một nửa so với liều bình thường. Hoặc tăng tăng khoảng cách giữa các liều lên khoảng 30-48 giờ tùy theo đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân.

5/ Tương tác thuốc:

  • Thuốc hạ acid uric máu: nồng độ đỉnh trong huyết thanh của famotidin và diện tích dưới đường cong nồng độ/thời gian tăng đáng kể và độ thanh thải ở thận giảm đáng kể.
  • Theophyllin + famotidin :  làm giảm độ thanh thải của theophylin ở bệnh nhân viêm phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Các tác nhân đối kháng histamin ở thụ thể H2 làm giảm hấp thu cefpodoxim và itraconazol, ketoconazol.
  • Famotidin có thể làm giảm nồng độ trong huyết tương của azatanavir, tăng nồng độ trong huyết tương của raltegravir, làm giảm hấp thu lapatinib.

6/ Tác dụng không mong muốn.

  • Toàn thân: mệt mỏi, suy nhược.
  • Tim mạch: loạn nhịp tim, block nhĩ thất, đánh trống ngực.
  • Tiêu hóa: vàng da ứ mật, men gan bất thường, nôn, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, khô miệng.
  • Máu: hiếm gặp mất bạch cầu hạt, giảm huyết cầu toàn thể, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
  • Quá mẫn: sốc phản vệ, phù mạch, phù mắt hoặc phù mặt, mày đay, phát ban, sưng huyết kết mạc.
  • Hệ cơ xương: đau cơ xương khớp bao gồm cả chuột rút, đau khớp.
  • Hệ thần kinh, tâm thần: co giật toàn thân, rối loạn tâm lý có thể hồi phục trong trường hợp thu hồi tất cả các báo cáo theo dõi bao gồm ảo giác, lú lẫn, kích động, trầm cảm, lo âu, giảm ham muốn tình dục, dị cảm, mất ngủ, ngủ gà, rất hiếm trường hợp bị co giật ở những bệnh nhân suy thận được báo cáo. 
  • Hô hấp: co thắt phế quản, viêm phổi kẽ.
  • Da. Hội chứng hoại tử thượng bì nhiễm độc, rụng tóc, mụn trứng cá, ngứa, da khô, đỏ ửng.

 

NGƯỜI THÔNG TIN

 

 

 

Trịnh Sơn Tùng

 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết